shape-img
  • Đăng bởi: Trường mầm non Cổ Loa
  • Thứ tư, 15/09/2021
  • Góc phụ huynh
  • 7

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi “đại dịch” tiếp tục tốc độ lây lan nhanh chưa từng có và hiện chưa có thuốc đặc trị.

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn chưa có hồi kết khi “đại dịch” tiếp tục tốc độ lây lan nhanh chưa từng có và hiện chưa có thuốc đặc trị. Do đó, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng được xem là “vũ khí” hữu hiệu nhất giúp bảo vệ bản thân giữa tâm dịch. Hãy cùng Trường MN Cổ Loa chúng tôi xem ngay nên ăn gì và ăn như thế nào để tăng sức đề kháng phòng dịch bệnh tốt nhất cho sức khỏe nhé!

Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn hàng ngày.

Chất dinh dưỡng trong thức ăn bao gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ được cung cấp cho con người thông qua thực phẩm chúng ta ăn và uống. Khi ăn vào thức ăn được tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa để sinh năng lượng cho cơ thể hoạt động, cũng như tạo ra các yếu tố miễn dịch. Mỗi một loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng khác nhau đối với cơ thể và tùy từng đối tượng cụ thể sẽ có những lựa chọn thực phẩm khác nhau.

Cân bằng dinh dưỡng

Tổ chức y tế thế giới WHO khẳng định rằng, cân bằng dinh dưỡng có thể nâng cao khả năng miễn dịch ở trẻ. Khả năng miễn dịch phụ thuộc vào yếu tố di truyền, nhưng cũng không thể loại trừ những ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố thực phẩm. Khả năng miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời đối với dinh dưỡng cân bằng. Vì vậy cần thường xuyên thay đổi chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể lực đều đặn để có sức khỏe tốt phòng chống dịch bệnh.

Thế nào là một chế độ ăn hợp lý

Trong công tác phòng chống dịch bệnh Covít-19 quan trọng nhất là dinh dưỡng hợp lý, phải ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, không có một loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa

- Ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị .

- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu lứa tuổi

- Bữa chính trưa của trẻ em nhà trẻ-mẫu giáo có ít nhất trên 10 loại thực phẩm trong đó 3-5 loại rau củ, đảm bảo định lượng khoảng 60-80 g rau củ đã được sơ chế và 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm ( cân đối giữa nguồn động vật và thực vật) đa dạng các loại thực phẩm cung cấp chất đạm động vật, 1 tuần nên có ít nhất 3 ngày có các món ăn từ nguồn thủy hải sản.

- Các bữa trong ngày (Sáng, trưa, chiều, tối) đều cần có chất đạm, nó là thành phần nền tảng cơ bản cấu tạo nên các tế bào và các mô của cơ thể trong đó có tế bào miễn dịch và kháng thể.

- Thiếu P cơ thể gây ức chế việc hình thành kháng thế dẫn đến kháng thể giảm, khả năng tiêu diệt vi khuẩn vi rút của cơ thể giảm

Nếu cho trẻ ăn quá nhiều P sẽ ảnh hưởng đến thận, rối loạn cholesterol máu.

- Đáp ứng đủ các vitamin, khoáng chất và nước

- Các Vitamin và khoáng chất tham gia quá trình miễn dịch như Vitamin A, C, D, E, Fe, kẽm, Selen và các chất chống ôxy hóa như Flavonoid, Omega 3 và Probiotic.

- Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự toàn vẹn của niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa

- Vitamin C hỗ trợ chức năng tế bào cho hệ thống đáp ứng miễn dịch, chức năng hàng rào nội mạc chống lại yếu tố gây bệnh

- Uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan, nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở niêm mạc không bị tổn thương và giảm khả năng kết dính của tác nhân gây bệnh vào tế bào

Dinh dưỡng hợp lý kết hợp với hoạt động thể chất là nền tảng của sức khỏe, giúp tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ vui, khỏe mỗi ngày.

Xây dựng bữa ăn cho trẻ mầm non

Bữa sáng

Là bữa chính quan trọng với trẻ, vì thế ba mẹ cần chú trọng chuẩn bị bữa sáng cho trẻ sao cho thật giàu dinh dưỡng, đây cũng là những lưu ý trong cách làm bé tăng cân mà các chuyên gia thường đề cặp. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý chế biến bữa sáng dễ ăn và dễ tiêu hóa giúp dạ dày làm việc hiệu quả cho bé phát triển tốt hơn.

Gợi ý cho bữa sáng của trẻ.

Bữa trưa

Bữa trưa của trẻ 3-5 tuổi nên ăn cơm thay vì các món ăn dễ tiêu như buổi sáng, bởi vì lúc này cơ thể trẻ cần nhiều dinh dưỡng và năng lượng để cung cấp cho hoạt động buổi chiều, đồng thời buổi trưa dạ dày của bé cũng đã làm việc trơn chu hơn nên có thể giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn

Bữa phụ

Nhiều ba mẹ vẫn nhầm lẫn bữa phụ với bữa ăn vặt, thực chất bữa phụ không phải là ăn vặt, cho nên mẹ cũng phải đầu tư cho con để con được ăn ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra mẹ cũng phải chú ý không nên cho con ăn bữa phụ quá no, tránh làm bé không còn thấy ngon miệng vào bữa chính kế tiếp

Bữa tối

Là bữa sau cùng trong ngày trước khi bé đi ngủ, vì thế bữa tối cần phải dễ tiêu hóa, năng lượng vừa đủ đồng thời mẹ cũng cần khống chế lượng bé ăn. Nếu ăn quá nhiều dễ bị khó tiêu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Vì vậy mẹ cần chuẩn bị thực đơn thật tốt giúp trẻ ăn ngon miệng, bữa tối cho con ăn cơm cùng với một món mặn và một món canh nhằm cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng cần thiết giúp bé lớn nhanh và khỏe mạnh.

yes Nếu cha mẹ vẫn còn đang phân vân chưa biết xây dựng thực đơn cho con thế nào thì có thể tham khảo một số thực đơn của trường mầm non Cổ Loa dưới đây nhé! heart heart

Chúc các bé hay ăn chóng lớn !

Thư viện ảnh